Tổng hợp các loại sơn có trên thị trường

Sơn Thanh Hằng

Trên thị trường sơn hiện nay, có nhiều các loại sơn sử dụng cho những bề mặt vật liệu khác nhau. Chính sự đa dạng này đã gây không ít nhầm lẫn và khó khăn cho người tiêu dùng. Bài viết này, sonthanhhang.com sẽ tổng hợp về các loại sơn trên thị trường hiện nay để cung cấp thêm một chút thông tin cơ bản giúp bạn dễ dàng lựa chọn sản phẩm sơn phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.

Sơn nước

Đầu tiên phải kể đến là sơn nước hay bạn thường quen gọi là sơn tường hoặc sơn nhà.

Trước đây khi sơn tường chưa ra đời, chúng ta thường sử dụng nước vôi hòa tan để làm lớp sơn lót rồi dùng nước ve để quét tạo màu, giúp bề mặt tường đẹp hơn. Lớp ve này thường có những màu sắc khá xấu và khi pha thì kém chuẩn sẽ dẫn đến tình trạng nhanh phai màu, cũng như dễ dàng bong tróc. Nhưng từ khi vật liệu sơn ra đời, với rất nhiều các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới, nó đã thay đổi hoàn toàn khái niệm về màu sắc trong thiết kế xây dựng. Với bảng màu phong phú cùng nhiều tính năng mới như lau chùi hiệu quả trên bề mặt, chống bay màu, chống ẩm mốc, chống thấm,…

Trên thị trường hiện nay, nói đến sơn nước là nói tới sự cạnh tranh của các hãng sơn. Tiêu biểu phải kể đến như Dulux, Kova, Jotun, Mykolor, Nippon.

Tổng kho sơn

Trong hệ thống sơn nước không thể không nhắc tới 5 nhóm sơn sau đây:

1. Bột bả

2. Sơn lót chống kiềm

3. Sơn chống thấm

4. Sơn nội thất

5. Sơn ngoại thất

Bột bả

Bột bả hay còn gọi là bột trét tường. Đây là loại vật liệu nằm trong hệ thống sơn nước có tác dụng làm phẳng bề mặt tường, giúp tăng tính thẩm mỹ cho tường nhà. 

Sơn lót chống kiềm

 Khác với khái niệm sơn lót chung chung, sơn lót chống kiềm là loại sơn lót chuyên dụng dành cho sơn tường có tác dụng chống kiềm hóa, chống nấm mốc rong rêu cho tường cực tốt.

Sơn chống thấm

 Sơn chống thấm là loại vật liệu rất quan trọng trong việc ngăn chặn sự thấm nước cho tường nhà. Ngoài ra còn có rất nhiều loại sơn chống thấm khác phù hợp với từng vị trí và công dụng chống thấm khác nhau. 

Sơn nội thất

Sơn nội thất là loại sơn được sử dụng trang trí phủ màu cho tường trong nhà.

Sơn ngoại thất

Son ngoại thất là loại sơn được sử dụng trang trí phủ màu cho tường ngoài trời.

Trên đây là 5 loại sơn thuộc hệ thống sơn nước cơ bản nhất trên thị trường hiện nay.

Ngoài ra, còn một số loại sơn khác được sử dụng cho tường nhà như: sơn giả đá, giả ngọc, sơn nhũ tường, sơn giả gỗ, sơn ánh kim…hay ta gọi chung là sơn giả chất liệu.

Các loại sơn này thường có đặc điểm chung là sơn gốc nước.

Vậy ngoài sơn gốc nước còn có sơn gốc gì?

Trên thị trường hiện nay có cách khác để phân loại các loại sơn đó chính là dựa vào đặc tính của gốc sơn. Phổ biến nhất là có sơn gốc nước(Acrylic), sơn gốc dầu (gồm sơn dầu gốc Alkyd, sơn dầu gốc Acrylic), sơn gốc PU (Polyurethan), sơn Epoxy.

Sơn dầu

Sơn dầu là loại sơn dân dụng được sử dụng phổ biến để trang trí bảo vệ cho kim loại và gỗ, một số sản phẩm đặc biệt có thể sử dụng cho nhựa và các vật liệu khác có yêu cầu bề mặt cao như kính chẳng hạn.

Trong các loại sơn dầu trên thị trường hiện nay, ta có thể phân loại như sau:

Sơn dầu gốc Alkyd

 Là loại sơn 1 thành phần chuyên dùng sơn cho đồ gỗ mây tre đan, bàn ghế, giường, tủ…

 Sơn dầu gốc Acrylic

 (hay còn gọi là sơn dầu gốc nước): là loại sơn 1 thành phần có tính năng đặc biệt hơn sơn dầu gốc Alkyd là nhanh khô.

Sơn dầu gốc Acrylic hay các loại sơn gốc nước nói chung thường khô nhanh hơn sơn gốc dầu. Tuy nhiên với những cải tiến công nghệ sơn, các loại phụ gia làm sơn khô nhanh hơn được thêm vào sơn gốc dầu để quá trình sơn khô diễn ra nhanh hơn. Loại sơn này được gọi dưới tên là sơn Epoxy hoặc sơn 2 thành phần. Bạn cần phân biệt giữa sơn Epoxy dùng cho kết cấu thép và sơn Epoxy dùng cho sàn nhé. Phần này, tongkhoson.com sẽ đề cập bên dưới giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại sơn trên thị trường hiện nay.

Sơn Epoxy

Khái niệm sơn Epoxy trong sơn dầu chính là chỉ loại sơn 2 thành phần bao gồm thành phần A là sơn gốc dầu, thành phần B là các loại phụ gia làm sơn khô nhanh hơn hay thường có tên gọi là chất đóng rắn. Để phân biệt với sơn epoxy 2 thành phần dùng cho sàn nền nó được gọi với tên là sơn epoxy kết cấu thép.

Có một loại sơn nữa thuộc hệ thống sơn dầu mà bạn không thể quên đó là sơn chống rỉ.

Sơn chống rỉ

Sơn chống rỉ có 2 loại là 1 thành phần và 2 thành phần.

Sơn chống rỉ 1 thành phần thường là sơn chống rỉ gốc Alkyd. Được dùng chủ yếu cho các loại sắt thép, kim loại như cửa sổ, bàn ghế sắt…

Sơn chống rỉ 2 thành phần chính là loại sơn Epoxy dùng cho kết cấu thép. Được dung chủ yếu cho các kết cấu thép trong môi trường khác nghiệt như tàu biển hoặc máy móc cơ khí.

Sơn chống rỉ có tác dụng gì? Sơn chống rỉ là loại sơn được nhiều người tìm kiếm nhất hiện nay trong hệ thống sơn công nghiệp. Sơn chống rỉ có tác dụng ngăn chặn sự ô-xi hóa từ môi trường đối với các vật dụng bằng sắt thép kim loại, từ đó nhằm bảo vệ chúng có tuổi thọ cao nhất có thể. 

Sơn Epoxy

Sơn Epoxy là loại sơn 2 thành phần bao gồm thành phần A là sơn gốc và thành phần B là chất đóng rắn. Như ở trên chúng tôi đã giới thiệu về sơn Epoxy cho sắt thép kim loại với tên gọi là sơn Epoxy kết cấu thép. Ngoài ra, khi nhắc tới sơn Epoxy là mọi người đều nghĩ ngay tới sơn nền nhà.

sơn epoxy 2 thành phần

Sơn nền nhà là loại sơn chuyên dụng và phổ biến trong ngành công nghiệp hiện đại hóa ngày nay. Sơn Epoxy cho nền nhà được ứng dụng phổ biến trong sàn nhà xưởng, sàn bệnh viện, sàn trung tâm thương mại, thậm trí ngày nay sơn Epoxy còn trở thành xu hướng trong các thiết kế nội thất nhà ở với nhiều mẫu sàn 3d ấn tượng.

Sơn Epoxy có 2 loại là sơn epoxy hệ lăn và sơn Epoxy hệ tự san. Ngoài ra ta còn phân loại sơn Epoxy hệ nước và sơn Epoxy hệ dầu.

Sơn PU (Polyurethan)

Polyurethan là tên chỉ một loại gốc sơn. Sơn PU là loại sơn tốt nhất dùng trong việc bảo vệ kim loại hiện nay, nhất là đối với các kết cấu thép của tàu biển. Ngoài ra, sơn PU còn được sử dụng cho gỗ.

Sơn PU cũng là một loại sơn Epoxy vì nó được cấu tạo bởi 2 thành phần là sơn gốc và chất đóng rắn. Ta thường gọi là sơn Epoxy gốc PU.

Phân loại khác

Ngoài ra các loại sơn trên thị trường còn được định nghĩa bởi chính công dụng của nó ví dụ như:

Sơn chống nóng: là loại sơn dùng để chống nóng cho tường hoặc mái tôn

Sơn chịu nhiệt: là loại sơn có tác dụng chịu nhiệt dùng cho kim loại, tác dụng chịu nhiệt từ 300oC,500oC 650oC tương đương 1200oF…

Sơn chống cháy: là loại sơn có tác dụng làm giảm thời gian cháy, đây là loại vật liệu hỗ trợ công tác phòng cháy chữa cháy tốt nhất hiện nay

Sơn tĩnh điện: là loại sơn có tác dụng tĩnh điện

Sơn cách điện: là loại sơn có tác dụng cách điện

Sơn mạ kẽm: gồm 2 loại sơn cho vật liệu đã mạ 1 lớp kẽm hoặc sơn bù kẽm

Sơn giao thông: bao gồm sơn phản quang, sơn bó vỉa, sơn kẻ vạch đường, sơn dẻo nhiệt

Và rất nhiều các loại sơn khác…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

İcerik alinamadi.
Trang chủ
Tài khoản
Giỏ hàng
Tìm kiếm